Mẹo tìm kiếm các trung tâm môi giới nhà đất

Những trung tâm chỉ làm việc bán thời gian vì họ thường sẽ không có nhiều hiểu biết cụ thể hay sự chuyên nghiệp trong công việc;
1. Xác định một mức kỳ vọng cao

Nếu như mục đích trong việc tìm trung tâm môi giới của bạn chỉ đơn giản là để lựa chọn ra được một người “điều lái”, cung cấp một danh sách dài những ngôi nhà phù hợp thì quả thực khi đó kỳ vọng của bạn đang bị định mức quá thấp. Thay vì nghĩ họ như những người bán hàng, hãy coi môi giới nhà đất như một chuyên gia và đặt kỳ vọng vào họ nhiều như khi bạn tìm đến các chuyên gia khác (tư vấn kế toán, luật sư hay bác sĩ). Tư vấn nhà đất chính là người sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích trong việc cân nhắc đầu tư vào một tài sản có giá trị cao như nhà cửa. Ngoài việc cung cấp những lựa chọn phù hợp, các trung tâm môi giới còn giúp bạn hiểu được hậu quả có thể xảy đến về việc đưa ra quyết định của mình.
2. Tìm kiếm những trung tâm có nhiều kỹ năng

Hiện nay trên thị trường bất động sản, rất ít khi các giao dịch được tiến hành một cách dễ dàng và nhanh chóng. Nhiều giao dịch đòi hỏi những người có kỹ năng và là các chuyên gia trong lĩnh vực đàm phán, giải quyết được tất cả những vấn đề có thể phát sinh. Việc của bạn có đầy đủ các kỹ năng cần thiết hay không có thể ảnh hưởng đến việc mua/bán. Về cơ bản, một chuyên gia trong môi giới nhà đất cần có những kĩ năng và trình độ sau:

· Kỹ năng sắp xếp và hiểu biết chi tiết về những vấn đề liên quan đến hợp đồng và pháp lý;

· Kỹ năng đàm phán – một người có thể giải quyết triệt để những vấn đề phát sinh, cũng như những vấn đề với các trung tâm môi giới của bên đối tác;

· Đặc biệt, nếu bạn là người bán thì nên tìm những trung tâm có các chiến lược marketing cụ thể cũng như kinh nghiệm trong việc marketing nhà ở;

· Kỹ năng giao tiếp thành thạo – một người có thể giải thích mọi điều khoản để giúp bạn đưa ra được lựa chọn đúng đắn.
3. Tìm hiểu trung tâm mà bạn đang dự định lựa chọn

Những người có ý định bán nhà thông thường sẽ tìm hiểu các trung tâm tư vấn, bởi vì họ phải trả chi phí cho các trung tâm đó, còn ngược lại, những người mua lại thường không nghĩ đến vấn đề này. Dù đang có dự định bán hay mua nhà thì bạn cũng nên dành một chút ít thời gian để tìm hiểu ít nhất 3 trung tâm môi giới khác nhau. Bạn có thể tìm gặp những trung tâm môi giới này thông qua người giới thiệu từ gia đình hay bạn bè, hoặc ít nhất là tại những ngôi nhà đang được rao bán. Thăm quan những ngôi nhà đang được rao bán và trò chuyện với những trung tâm môi giới trực tiếp là một ý tưởng hay trước khi có thể đưa ra yêu cầu về một cuộc phỏng vấn.

Khi phỏng vấn một trung tâm môi giới, bạn nên theo những câu hỏi sau:

“Trung tâm của anh/chị đã thực hiện công việc này trong bao lâu rồi?”

Đây chính là cơ hội để trung tâm tư vấn có thể giải thích cho bạn hiểu rõ những kỹ năng mà họ có được đối với công việc này. Cách trả lời câu hỏi của họ cũng có thể giúp bạn hiểu được lối suy nghĩ cũng như làm việc của trung tâm đó. Nếu như trung tâm đó tận dụng câu hỏi của bạn để tự “PR” cho bản thân mình thay vì việc giải thích về việc làm thế nào họ có thể giúp đỡ bạn đạt được mục đích của mình thì tốt nhất bạn nên đánh dấu những trung đó vào danh sách “nói nhiều hơn nghe”. Và đây hiển nhiên là một dấu hiệu không hề tốt. Thêm vào đó, bạn cũng cần lưu ý rằng thời gian hoạt động không phải là điều quyết định tất cả, đôi khi những trung tâm ít kinh nghiệm hơn lại có thể hiểu rõ và có nhiều kỹ năng khác giá trị hơn.

“Anh/chị có thể giải thích về toàn bộ quá trình của việc mua/bán một ngôi nhà được không?”

Hãy chú ý những điểm sau: Liệu trung tâm đó có giải thích cho bạn mọi thứ một cách rõ ràng hay không? Liệu bạn đã nắm rõ về quá trình giao dịch và cảm thấy bản thân tự tin hơn không sau khi nghe họ trình bày? Và quan trọng là, đừng bao giờ làm việc với những trung tâm không thực sự tôn trọng bạn.
4. Đừng luôn luôn “gật đầu”

Cuối cùng, bạn phải quyết định liệu bạn có cảm thấy thoải mái khi làm việc với một trung tâm môi giới cụ thể nào đó hay không. Biết “dừng cuộc chơi đúng lúc” không đồng nghĩa với việc bạn là người thua cuộc vì trong những giao dịch quan trọng như thế này, yếu tố an toàn luôn phải được đặt lên hàng đầu. Nếu có gì đó trong quá trình làm việc khiến bạn cảm thấy không tin tưởng thì hãy mạnh dạn làm theo những gì bạn muốn và tìm kiếm một trung tâm khác. Hãy đặc biệt cảnh giác với những trung tâm môi giới sau:

· Những trung tâm “nói nhiều hơn nghe”;

· Những trung tâm chỉ làm việc bán thời gian vì họ thường sẽ không có nhiều hiểu biết cụ thể hay sự chuyên nghiệp trong công việc;

Những trung tâm đang gặp khó khăn trong công việc kinh doanh. Hãy đặc biệt cẩn thận với những trung tâm cố gắng níu giữ khách hàng bằng mọi cách vì rất có thể khi đang ở trong tình trạng làm ăn không thuận lợi, họ sẽ không đưa ra được cho bạn được những lời khuyên khách quan nhất.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *